→ 
 › 

Cách xử lý tường nứt chân chim

Tường bị nứt chân chim là tình trạng xuất hiện hầu hết ở các công trình. Theo các chuyên gia ngành xây dựng, nguyên nhân chính là lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây tô như: tỷ lệ trộn xi măng với cát, thời gian xây tô không đồng nhất, cách thi công không giống nhau giữa các lần... Điều này sẽ tạo thành các khối vật liệu co ngót không đồng đều, dưới tác động của thời tiết hoặc khi nền đất dịch chuyển nhẹ. Bên cạnh đó, lớp sơn phủ ngoại thất không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi này dẫn tới làm tường ngoại thất bị những vết rạn nứt chân chim. 

 

Mưa và nước ngấm qua những vết rạn nứt sẽ gây thấm dột tường ảnh hưởng tới các hạng mục công trình khác. Trong trường hợp vết nứt chân chim đã xảy ra, gia chủ nên sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng để trám vết nứt và ngăn ngừa quá trình thấm bởi nước mưa.



 

Vật liệu chống thấm tường nhà

Để sử lý nứt tường, và chống thấm, ta cân nhắc lựa chọn các loại sản phẩm sau đây:

  • Lớp phủ chống thấm bê tông, đó là một sản phẩm 1 hoặc 2 thành phần gốc Polymer giống như xi măng phủ lên bề mặt tường bê tông và tăng mác bê tông.
  • Lớp tráng phủ bê tông gốc silicat, phản ứng với các thành phần trong tường xây và bê tông để tạo thành lớp phủ chống thấm; lớp phủ này chỉ có thể được sử dụng trên các bức tường xi măng, tường gạch;
  • Sơn chống thấm, tương tự như sơn tường acrylic, với sự khác biệt chính là nó mang lại hiệu suất chống thấm tốt hơn và có tính go giãn. Nó rất quan trọng để chọn một công thức thoáng khí được thiết kế đặc biệt để cho phép bức tường thở và loại bỏ độ ẩm. Sản phẩm có thể được áp dụng cho các bề mặt đã sơn trước đó. Cho phép lựa chọn nhiều màu khác nhau

Hướng dẫn thi công xử lý vết nứt tường

  • Tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên sàn hoặc tường
  • Xịt phụt rủa sạch sẽ
  • Dùng vật liệu chuyên dụng trét kín vết nứt
  • Phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt
Hotline
Quý khách có nhu cầu
vui lòng liên hệ